Ngoài ra, giá thép ở nhiều quốc gia khác như Mỹ và Hàn Quốc cũng đang leo thang. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng Trung Quốc khó kiểm soát được cơn sốt vật tư, vì nhu cầu tiêu thụ không chỉ tăng ở Trung Quốc mà còn trên toàn cầu…

Giá nguyên vật liệu thô để sản xuất thép tại Trung Quốc tăng mạnh, phù hợp với xu hướng tăng trở lại của giá thép ở nước này. Ngoài ra, giá thép ở nhiều quốc gia khác như Mỹ và Hàn Quốc cũng đang leo thang.
Theo hãng tin Reuters, giá quặng sắt giao tháng 9 tại Sở Giao dịch hàng hoá Đại Liên trong phiên ngày 2/6 có lúc tăng 4,8%, đạt 1.192 Nhân dân tệ (186,8 USD)/tấn.
Giá quặng sắt hàm lượng 62% giao ngay tăng 6 USD/tấn, đạt 206,5 USD/tấn.
Giá than mỡ giao sau trên sàn Đại Liên 3,9%, đạt 1.865 Nhân dân tệ/tấn. Giá than cốc tăng 2,8%, đạt 2.593 Nhân dân tệ/tấn.
“Trong ngắn hạn, thị trường quặng vẫn dựa vào hy vọng rằng các hạn chế đối với hoạt động sản xuất các sản phẩm thép ở Trung Quốc sẽ được nới”, một báo cáo của Huatai Futures được hãng tin Reuters trích dẫn.
Nhà chức trách ở Đường Sơn, thủ phủ công nghiệp thép của Trung Quốc, đã thảo luận về nới sản lượng tại một số nhà máy thép – truyền thông địa phương đưa tin trong tuần này. Động thái này được xem là nhằm tăng nguồn cung, góp phần giảm nhiệt giá thép.
Cuối tháng 5, giá thép ở Trung Quốc lao dốc mạnh sau khi Chính phủ nước này lên tiếng cảnh báo về hoạt động đầu cơ, thổi giá vật liệu thô. Giá thép cây và thép cuộn cán nguội giao sau trên Sàn giao dịch hàng hoá tương lai Thượng Hải đã tăng tương ứng 14,5% và 17,5% trong 12 ngày đầu tháng 5, để rồi lao dốc hơn 24% trong 2 tuần sau đó.
Tuy nhiên, những ngày gần đây, giá thép ở Trung Quốc rục rịch tăng trở lại, kéo giá quặng sắt tăng theo. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng Trung Quốc khó kiểm soát được cơn sốt vật tư, vì nhu cầu tiêu thụ không chỉ tăng ở Trung Quốc mà còn trên toàn cầu khi nền kinh tế thế giới hồi phục từ đại dịch Covid-19. Trong đó, nhu cầu các nguyên vật liệu thô ở Mỹ đang tăng mạnh do những gói kích cầu khổng lồ.

Bước sang tháng 6, giá thép ở Trung Quốc tăng liên tục trở lại.
Giá thép cây giao tháng 10 trên sàn Đại Liên tăng 1,8% trong phiên ngày 2/6, đạt 5.068 Nhân dân tệ/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giao sau tăng 2,4%, đạt 5.389 Nhân dân tệ/tấn. Giá thép không rỉ giao tháng 7 tăng 0,3%, đạt 16.050 Nhân dân tệ/tấn.
Giá thép tăng cao đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, không riêng gì ở Trung Quốc. Theo trang tin Argus, các nhà máy thép ở Mỹ đã đẩy giá cuộn cán nóng tiến sâu hơn vào vùng trên 1.600 USD/tấn ngắn (short ton, 1 short ton tương đương hơn 907 kg), do nhu cầu tiếp tục ở mức cao.
Ở khu vực Midwest, giá thép cuộn cán nóng tăng 35 USD/tấn ngắn trong 1 tuần qua, đạt mức 1.645 USD/tấn ngắn. Ở vùng phía Nam, giá thép cùng loại tăng 37,5 USD/tấn ngắn trong tuần qua, đạt 1.637,5 USD/tấn ngắn.
Giá thép cuộn cán nguội tại Mỹ cũng tăng 27 USD/tấn ngắn, lên 1.822 USD/tấn. Giá thép mạ kẽm nhúng nóng tăng 43,5 USD/tấn ngắn, lên 1.831 USD/tấn ngắn.
Tại Hàn Quốc, các hãng thép lớn đã tăng giá thép bán cho các hãng sản xuất ô tô lần đầu tiên trong 4 năm do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng.
Hãng thép lớn nhất Hàn Quốc Posco hôm thứ Hai tuần này đạt thoả thuận với hai hãng xe Hyundai và Kia về nâng giá thép thêm 50.000 Won (45 USD)/tấn. Posco nhấn mạnh rằng giá quặng sắt – nguyên liệu chính để sản xuất thép – đã tăng gần gấp đôi lên 190 USD/tấn vào cuối tháng 5, từ mức 97 USD/tấn cách đây 1 năm.
Báo giá thép Miền Nam ngày 25/11/2021
Biến động giá thép trong nước tăng, Thép Mê Lin (MEL) báo lãi quý 3 tăng gấp gần 11 lần cùng kỳ
Giá quặng sắt châu Á chạm đáy 2 tuần do Trung Quốc siết mạnh sản xuất thép
Bảng barem thép xây dựng, trọng lượng thép, tỷ trọng kg/cây
1 Comment
Bảng báo giá cát đá xây dựng tại TPHCM tháng 05/2022
1 Comment
Giá thép xây dựng hôm nay 27/9: Giá thép tăng nhẹ phiên đầu tuần
Giá than luyện cốc tăng vọt lên 410 USD/tấn, gấp 3 lần kể từ đầu năm 2020
Sản lượng thép thế giới quay đầu giảm lần đầu tiên trong hơn một năm qua
Tại Afghanistan – một trong những nước nghèo nhất hành tinh, 1.000 tỷ USD khoáng sản đang ngủ yên dưới lòng đất